Địa chỉ: 60 Tây Trà, Trần Phú, Hoàng Mai, Hà Nội
Xem bản đồPhone/zalo: 098.999.8682 - 07.8882.4444
Email: vitinhlonghung@gmail.com.
Hàng cũ giá tốt
Bán hàng trực tuyến
Trang tin công nghệ
Tổng hợp khuyến mại
Yêu cầu kỹ thuật
Thông số sản phẩm
Thông số sản phẩm
Thông số sản phẩm
Thông số sản phẩm
Thông số sản phẩm
Thông số sản phẩm
Thông số sản phẩm
Thông số sản phẩm
Thông số sản phẩm
Thông số sản phẩm
Thông số sản phẩm
Thông số sản phẩm
CPU - bộ xử lý trung tâm của máy tính được biết đến là một trong những tiêu chí để lựa chọn dòng máy tính phù hợp với mục đích làm việc, học tập, giải trí. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Long Hưng PC để tham khảo thông số kỹ thuật của các dòng CPU được sử dụng phổ biến rộng rãi hiện nay nhé!
CPU là thành phần đầu tiên cần quan tâm nhất trong quá trình tìm hiểu một chiếc laptop hay một chiếc PC. Central Processing Unit hay CPU có thể hiểu là bộ vi xử lý trung tâm, bao gồm các mạch điện tử tinh vi trong một máy tính.
CPU được xem như là bộ não của máy tính, có công dụng chính là điều khiển mọi hoạt động của máy tính. Chức năng của CPU là nhận dữ liệu đầu vào, tận dụng các tài nguyên khác của máy tính và thực hiện các phép toán logic, số học, so sánh để trả về kết quả theo yêu cầu.
Hình dáng của CPU được thiết kế với hình vuông hoặc hình chữ nhật tuỳ thuộc vào dòng CPU đó là gì. Trên mỗi CPU ta sẽ thấy có một góc nhỏ để xác định hướng đặt chip vào đúng chân socket. Tuỳ theo hãng sản xuất (AMD hay INTEL) mà chân tiếp xúc của CPU cũng có những khác biệt.
CPU được tạo ra từ vô số những bóng bán dẫn siêu nhỏ được xếp cùng nhau trên 1 bảng mạch. Nhìn chung CPU có cấu tạo từ 4 bộ phận chính:
Nhiệm vụ chính của khối điều khiển là xử lý và diễn giải các lệnh chương trình, được điều chỉnh chính xác bởi các xung nhịp hệ thống. Đây là thành phần cốt lõi của bộ vi xử lý.
Khối tính toán ALU giúp thực hiện các lệnh điều khiển bằng các phép toán sau đó đem kết quả trả vào thanh ghi.
Các thanh ghi được trang bị trong bộ vi xử lý có chức năng lưu trữ kết quả của các phép toán hoặc thông tin. Mỗi thanh ghi trong CPU có chức năng cụ thể, dù có kích thước nhỏ nhưng tốc độ truy xuất dữ liệu cực cao.
Là thành phần bộ nhớ chứa mã máy của CPU (có thể có) để có thể thực thi các lệnh trong file thực thi.
Nguyên lý hoạt động của CPU máy tính cơ bản sẽ theo 3 bước: Fetch (tìm nạp), Decode (giải mã) và Execute (thực thi). Mặc dù qua nhiều năm và đã có nhiều cải tiến nhưng nguyên lý hoạt động vẫn cơ bản như trên.
Tìm nạp (Fetch) sẽ có nhiệm vụ là tiếp nhận lệnh từ CPU rồi chuyển đến thanh RAM. Tiếp đó đưa qua PC và hướng dẫn đến JR. Tiếp đó độ dài của PC sau đó sẽ được tăng lên để tham chiếu đến địa chỉ của lệnh tiếp theo.
Sau khi có lệnh được tìm nạp và lưu trữ trong IR thì ngay lúc này chúng sẽ được truyền đến một mạch được gọi là bộ giải mã lệnh bởi CPU - đó là giải mã. Mục đích của quá trình này là nhằm đổi lệnh vừa truyền thành tín hiệu, tiếp đó chuyển đến các bộ phận khác của CPU để thực hiện.
Lúc này, các lệnh được giải mã bên trên sẽ được gửi đến các bộ phận của CPU của máy tính để tiến hành thực thi. Kết quả sau đó thường được ghi vào thanh ghi CPU, nơi mà chúng có thể được tham chiếu bằng các hướng dẫn sau này.
Tốc độ xung nhịp (clock speed) là số lần thực hiện lệnh trong một giây. CPU nào có chỉ số này càng cao thì tốc độ càng nhanh. Đơn vị tính là Hz, MHz, GHz.
Được biết đến với thuật ngữ 32bit và 64bit. Thanh ghi có độ rộng 32bit thì có thể lưu trữ 232 địa chỉ ô nhớ. Mỗi ô nhớ lưu 1 byte dữ liệu. Do đó, CPU 32bit chỉ có thể truy cập tối đa 4GB trên thanh RAM.
Tương tự, thanh ghi có độ rộng 64bit thì lưu trữ 264 địa chỉ ô nhớ. Dữ liệu mà CPU 64bit có thể xử lý là lớn hơn rất nhiều.
Bộ nhớ cache của CPU thường có dung lượng khoảng vài MB, loanh quanh là 4MB, 6MB, 8MB, 16MB.
Tốc độ bus (Front Side Bus) là tốc độ ra/vào giữa các chân CPU.
Là điện áp đầu vào main cấp cho CPU để hoạt động bình thường. Dòng điện áp này thường có hiệu điện thế khoảng 1.0 – 1.5V. Thông số này có thể thấp hơn đối với các dòng CPU tiết kiệm điện.
CPU là thành phần không thể thiếu trong bộ máy tính, tuy nhiên có nhiều người dùng hiểu nhầm rằng nó quyết định toàn bộ hiệu năng của máy tính và điều này hoàn toàn sai.
Đây chỉ là bộ điều khiển, phân phối các tài nguyên khác trong máy tính nên hiệu năng của máy tính sẽ phụ thuộc vào tất cả các thành phần cấu tạo nên máy như mainboard, VGA, RAM, … và mọi thứ phải phù hợp với nhau.
Celeron là dòng chip cơ bản nhất của nhà Intel đáp ứng được các tác vụ đơn giản hàng ngày như lướt web, xem phim, soạn thảo qua các công cụ như Word, Excel, …
Dòng chip này có sự tinh gọn các bóng bán dẫn, bộ nhớ cache khiêm tốn. Chỉ với 2 nhân 2 luồng cùng xung nhịp cao nhất là 2.16 GHz, Celeron được trang bị trên các dòng laptop học sinh, sinh viên giá rẻ và laptop mini với hiệu năng vừa đủ cho các tác vụ.
Dòng chip cao cấp nhất của Intel là Xeon, Xeon là chip phù hợp cho các mẫu máy trạm và máy chuyên cho server tuy nhiên nó vẫn có đầy đủ cấu hình và chức năng cần thiết cho một máy tính thông thường.
Xeon có thể tìm thấy trong các dòng máy đồ hoạ, kiến trúc cao cấp và trong nghiên cứu trí tuệ nhân tạo với dòng Xeon Platinum.
Để đạt hiệu năng cao như vậy nên chip Xeon tốn rất nhiều điện với công suất trung bình là 115W. Chip Xeon cũng không hỗ trợ card đồ họa tích hợp nên tất yếu cần mua thêm card đồ hoạ rời để xuất hình.
Và điểm đặc biệt của dòng chip này là có thể lắp lên tới 4 CPU trong một máy tính dùng cho những công việc đặc biệt, cùng với hệ thống tản nhiệt khủng vì công suất luôn luôn là tối đa 100%.
Core i là mẫu chip phổ thông và đại trà nhất có thể thấy trong hầu hết các mẫu máy bày bán ngoài thị trường với đa dạng mẫu mã và giá tiền. Có thể kể đến:
CPU AMD Ryzen là một dòng chip phổ thông của nhà AMD được thiết kế dưới cấu trúc Zen với tiến trình 14-7nm lên đến 16 nhân 32 luồng khả năng tiêu thụ điện thấp và hiệu năng mạnh mẽ.
Cũng như Intel, AMD có nhiều dòng sản phẩm Ryzen phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau với 4 dòng sản phẩm: Ryzen 3, Ryzen 5, Ryzen 7, Ryzen 9.
Trong đó, Ryzen 3 có giá thành rẻ, tiết kiệm điện năng phù hợp cho sinh viên, văn phòng. Ryzen 5 ở phân khúc tầm trung, Ryzen 7 ở phân khúc cao hơn và Ryzen 9 ở phân khúc cao nhất, có hiệu năng tuyệt vời nhất.
FX là dòng CPU đời đầu của AMD đem lại hiệu năng ổn định với mức giá rẻ tuy nhiên nhược điểm là tiêu thụ điện năng khá cao và đã bị AMD ngừng sản xuất, thay thế bằng dòng Ryzen.
Athlon là dòng chip giá rẻ của AMD, với cấu trúc Zen cùng 2 nhân 4 luồng, xung nhịp lên đến 3.2GHz tuy là phân khúc thấp nhưng đủ để “cân” mọi tác vụ từ văn phòng đến chơi game không yêu cầu cấu hình cao.
Dòng chip mà người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận cuối cùng là dòng cao cấp nhất của AMD, công nghệ AMD SenseMI và AMD Ryzen Master cùng với bộ 16 nhân 32 luồng đem lại hiệu năng tối ưu dành cho các máy trạm, chuyên render và phim.
Epyc là nhóm CPU dành cho những người dùng đặc biệt là các máy chủ chuyên nghiệp gồm 24 nhân và 48 luồng, phát triển trên kiến trúc AMD Infinity Architecture 8 luồng xử lý 1 luồng cho bảo mật và giao tiếp bên ngoài.
Không chỉ được biết đến là một đơn vị phân phối các dòng máy tính PC, Laptop giá cả hợp lý mà Long Hưng đang ngày càng phát triển và khẳng định chỗ đứng của mình trong lĩnh vực đồ công nghệ với các phụ kiện máy tính đa dạng mẫu mã, chất lượng vượt trội.
Tại Long Hưng PC bạn sẽ được lựa chọn những loại sản phẩm với chất lượng tốt nhất với mẫu mã đa dạng, ngoài ra tại đây chúng tôi có những chính sách bảo hành và bảo trì rõ ràng để đảm bảo cho khách hàng những quyền lợi về sau.
Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin về bộ phận CPU - bộ vi xử lý của Long Hưng PC. Mong rằng những thông tin tham khảo mà Long Hưng PC cung cấp sẽ có ích với bạn. Nếu bạn còn thắc mắc nào về CPU thì vui lòng để lại bình luận dưới bài viết này để được Long Hưng PC giải đáp nhé!