Xây dựng cấu hình PC cho SketchUp
Quá trình xây dựng PC cho SketchUp liệu có khó?. Hãy cùng Long Hưng tìm hiểu thêm về phần mềm thiết kế độc lạ này nhé!
SketchUp là gì?
SketchUp cho phép thiết kế 3D bằng những thao tác đơn giản thông qua các icon với quá trình nhanh chóng dễ sử dụng. Nó cung cấp sự kết hợp giữa các tính năng CAD và Archviz, một bộ sưu tập khổng lồ các tài sản miễn phí trong 3D Warehouse và một API vững chắc cho phiên bản Pro.
Nếu mục đích của bạn là kết xuất kiến trúc hoặc quản lý trang web thì SketchUp cũng hoàn toàn có thể đáp ứng. SketchUp có những ưu điểm như: phác họa ý tưởng nhanh chóng, layout, thiết kế chính xác, thư viện thiết kế 3D Warehouse, sự trực quan,...
Nhu cầu sử dụng Sketchup
Nhu cầu sử dụng cao nhất của SketchUp là dành cho những người có công việc, học viên hoặc những người có sở thích sử dụng nó cho một số sơ đồ hoặc mô hình 3D.
Cụ thể SketchUp là phần mềm dựng mô hình 3D dành cho các kiến trúc sư, kỹ sư, nhà phát triển game, làm phim, hoặc có thể những người chưa biết gì có thể sử dụng thiết kế những mô hình đơn giản.
Các thông số cụ thể yêu cầu của bộ máy tính khi sử dụng Sketchup
CPU
SketchUp là một ứng dụng thiên về CPU nên để có thể chạy phần mềm bình thường, mượt mà thì cần một CPU có xung nhịp tối thiểu từ 3.8GHz trở lên. Hiện nay 2 hãng sản xuất lớn nhất thế giới là Intel và AMD ngày càng có ít những sự khác biệt.
Do đó, có rất nhiều dòng CPU có thể đáp ứng được cho nhu cầu sử dụng SketchUp mà người dùng có thể lựa chọn sao cho phù hợp với ngân sách.
Giai đoạn xây dựng thiết kế phác họa ban đầu trước ‘hậu kỳ PS’ thực sự ngốn rất nhiều CPU nên một vi xử lý tốt, đủ mạnh là không còn gì thích hợp hơn. Tất nhiên vẫn không cần thiết một CPU quá đắt sẽ gây ra lãng phí tài nguyên.
Với ngân sách tốt bạn thậm chí có thể tham khảo dòng threadripper của AMD hay Core i9 của Intel bởi không như photoshop hay illustrator càng nhiều tiền thì hiệu suất không tăng thậm chí là giảm hiệu suất thì SketchUp sẽ được hưởng lợi từ một lõi vi xử lý mạnh mẽ.
Hay với ngân sách “bình dân hơn” thì một Core i7 hay một Ryzen 7 là cũng đủ để đáp ứng nhu cầu.
GPU
Là phần mềm dựng đồ hoạ nhưng yêu cầu về card đồ hoạ đối với phần mềm này không thực sự cao. Bạn sẽ hoàn toàn sử dụng ổn định với một card bộ nhớ khiêm tốn khoảng 4GB trở lên.
Nhưng nếu có thể SketchUp có cần đến một card đồ hoạ workstation không? Đây vẫn là vấn đề tranh cãi bởi các card workstation nhắm đến khách hàng là các studio do các tính năng (và giá cả) của chúng thiên về các dự án quy mô lớn.
Tất nhiên hiệu suất sẽ được cải thiện tối ưu nếu có một VGA chất lượng. Ví dụ như dòng VGA của QUADRO hay của GEFORCE (GTX,RTX).
Trường hợp không quá lo lắng về ngân sách bạn thậm chí có thể dựng hệ thống nhiều VGA, một hệ thống đa VGA sẽ đem lại hiệu suất tuyệt vời trong dựng xuất, render. Tuy nhiên nhìn chung với đa số người dùng hệ thống nhiều VGA là không cần thiết.
RAM
Giống như hầu hết các mẫu máy tính workstation nếu sử dụng SketchUp cho công việc và cân bằng với ngân sách thì 16GB là tối thiểu. Và với một ngân sách tốt hơn thì nên chọn 32GB là tuyệt vời nhất.
Có thể các đề xuất của hãng để chạy SketchUp là 8GB nhưng điều đó là chưa tính đến các chương trình khác cùng chạy khi bạn làm việc vì vậy 16GB trở lên được đánh giá hiệu quả hơn.
Lưu trữ
Lựa chọn hoàn hảo nhất hiện tại là một SSD chứ không phải là một HDD nhiều dung lượng. Bởi hiện nay HDD chỉ chạy hệ điều hành thôi cũng đã là một cực hình chứ chưa nói đến việc chạy đa nhiệm các ứng dụng nặng.
Vậy NVMe và SATA thì đâu là lựa chọn tối ưu. Tốc độ đọc ghi giữa 2 loại SSD có sự chênh lệch rất lớn con số có thể lên tới 2900 MBs nên sẽ có sự chênh lệch đáng kể về hiệu suất.
Tuy nhiên các thao tác trên SketchUp không thực sự phụ thuộc quá nhiều vào ổ cứng nên dù mọi mức dung lượng và giá lời khuyên vẫn là SATA vì chi phí cho một NVMe có dung lượng lớn là một vấn đề không nhỏ.
Màn hình
Ngày nay màn hình ngày càng rẻ và dễ tiếp cận, một màn hình lớn, có độ phân giải cao và giá cả phải chăng đang ngày càng phổ biến. Một màn hình 4K sẽ mang đến trải nghiệm sắc nét, chân thực tuy nhiên giá thành lại không thực sự dễ chịu với mẫu này.
Nên lựa chọn tối ưu hơn sẽ là một màn hình 24-27 inch ở 1440p đem lại cảm giác đủ sang trọng, và có mật độ điểm ảnh đủ dày để thoả mãn nhu cầu thiết kế với SketchUP.
Bo mạch chủ
Nếu công việc chỉ với SketchUp, việc lựa chọn bo mạch chủ sẽ không quá ảnh hưởng đến sản phẩm của bạn. Miễn là nó đáp ứng phù hợp với những linh kiện mà bạn chọn và có những gì bạn cần nâng cấp trong tương lai.
Tuy nhiên nếu nhu cầu sử dụng là các phần mềm phức tạp, nặng hơn việc lựa chọn bo mạch sẽ quan trọng. Ví dụ bạn cần nhiều cổng PCIe? hay chọn cổng PCIe 3.0 hay 4.0 đều sẽ ảnh hưởng đến hiệu năng khá đáng kể.
Vỏ case và nguồn điện
Không có nhiều vấn đề trong việc lựa chọn một vỏ case, miễn sao vỏ case bạn chọn phù hợp với môi trường làm việc, tương thích với các phần cứng, việc nâng cấp và mức độ lưu thông không khí.
Còn ý tưởng về nguồn điện, người dùng sẽ không có nhiều lựa chọn bởi chỉ thay đổi một phần cứng nhỏ thôi nguồn điện bạn cần sẽ khác. Nên ưu tiên tham khảo các kỹ thuật viên để lựa chọn nguồn điện sao cho phù hợp với bộ máy tránh thừa, thiếu điện.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Long Hưng một cách chi tiết về cách thức xây dựng PC cho SketchUp. Mong rằng với bài viết này bạn sẽ tự thiết kế được dàn PC của mình.